Welcome to Menucool.com Welcome to Menucool.com Welcome to Menucool.com Welcome to Menucool.com Welcome to Menucool.com Welcome to Menucool.com
Tin tức  22/10/2020 7:34

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận Luật Cư trú (sửa đổi)

Tiếp theo chương trình kỳ họp, sáng ngày 21-10 ngày làm việc thứ hai của Quốc hội, Quốc hội nghe báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Cư trú (sửa dổi) và thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật này. Tại điểm cầu Tuyên Quang, bà Ma Thị Thúy, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì buổi họp. Tham dự buổi họp tại điểm cầu Tuyên Quang còn có đại biểu dự khán của ngành Công an và Tư pháp.


Đại biểu Ma Thị Thúy phát biểu tại buổi thảo luận. Ảnh: Thanh Phúc

Tại buổi thảo luận, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy cho rằng dự án luật cư trú sửa đổi trình Quốc hội lần này nhiều nội dung đã được Ban soạn thảo tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện. Dự thảo Luật đã thể hiện rõ phạm vi điều chỉnh; quy định rõ hơn trách nhiệm của chủ hộ và các thành viên của hộ gia đình trong việc thực hiện quy định của pháp luật về cư trú; quyền và nghĩa vụ của công dân; quy trình thủ tục thực hiện về cư trú ... giúp cho việc thực hiện các thủ tục về cư trú rõ ràng, hiệu quả hơn. Để tiếp tục hoàn thiện dự án luật đại biểu Ma Thị Thúy tham gia một số nội dung cụ thể như sau:

Về Điều 2. Về giải thích từ ngữ: Khoản 1: Phần giải thích về “Chỗ ở hợp pháp”:  Đề nghị bổ sung cụm từ "trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của Luật này" để cho phù hợp và thống nhất vì điều 24 là xóa đăng ký thường trú. Như vậy, theo đề nghị của đại biểu, khoản này sửa thành: “Chỗ ở hợp pháp là nơi để ở, thuộc quyền sở hữu sử dụng của công dân bao gồm nhà ở, tàu thuyền phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của Luật này”

Về Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú: Khoản 3: Điểm b quy định về điều kiện đăng ký thường trú luật đang thể hiện 2 phương án: “Đảm bảo điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do HĐND cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8m2 sàn/người”.nếu Quy định như phương án 1 sẽ tạo sự phân biệt đối xử thực hiện quyền cư trú của người dân giữa các địa phương và chưa phù hợp với nguyên tắc quyền tự do cư trú. Do vậy, đại biểu đề nghị Quốc hội làm rõ hơn sự cần thiết của việc giao cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định về diện tích bình quân chỗ ở làm điều kiện cho việc đăng ký thường trú vào chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ.

Về Điều 24. Xóa đăng ký thường trú: Điểm d Khoản 1: quy định:“d) Vắng mặt tại nơi thường trú trên 12 tháng liên tục trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác, đã khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư…”. Quy định như trên sẽ gây khó khăn như: Đối với người lao động tự do, không cư trú tại địa phương trên 12 tháng mà không đăng ký tạm trú ở nơi khác đặc biệt ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số có rất nhiều trường hợp bị xóa đăng ký tạm trú; vậy nếu công dân ở xa cần các thủ tục hành chính khác như cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, các loại giấy tờ khác cần xác nhận của địa phương nơi cư trú thì phải làm đăng ký lại thường trú? Gây khó khăn, mất nhiều thời gian của công dân. Đề nghị quốc hội xem xét cho phù hợp với tình hình thực tế hơn. Tại điểm e khoản 1: Quy định xóa đăng ký thường trú đối với trường hợp “Đã được đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới”, tuy nhiên khó xác định được thời gian công dân đã được đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới (do Công an tại nhiều địa phương nơi công dân chuyển đến không thông báo) nên đại biểu Thúy đề nghị bổ sung quy định khi cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân thì xóa đăng ký thường trú.

Về Điều 25. Tách hộ: Khoản 1: Đề nghị bổ sung 01 nội dung: Nếu chủ hộ là vợ, chồng, bố, mẹ vợ hoặc chồng không đồng ý do ly thân, ly hôn thì không cần chủ  hộ đồng ý, nếu đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 thì cơ quan có thẩm quyền xem xét tách hộ.

Về Điều 26. Điều chỉnh thông tin về cư trú trong cơ sở dữ liệu về cư trú:  Tại điểm b khoản 1: Đại biểu Thúy đê nghị ban soạn thảo nghị bổ sung cụm từ “Chuyển đăng ký thường trú đến nơi ở mới” sau  cụm từ “Thay đổi thông tin về hộ tịch so với thông tin đã được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú”. Khoản này được quy định lại như sau:  “b.Thay đổi thông tin về hộ tịch so với thông tin đã được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; Chuyển đăng ký thường trú đến nơi ở mới”.

Về Điều 27:Điều kiện đăng ký tạm trú: Khoản 2 dự thảo luật đang có 2 phương án, đại biểu đề nghị lựa chọn phương án 1, tiếp tục quy định về thời hạn đăng ký tạm trú như luật hiện hành tối đa là 2 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần, quy định như vậy là phù hợp, nội dung này được nhiều đại biểu Quốc hội phân tích và báo cáo giải trình tiếp thu của Ủy ban Thường vụ QH rất thấu đáo nên đại biểu Thúy thống nhất cao, đại biểu không phân tích thêm.

Về Điều 29. Xóa đăng ký tạm trú: Đại biểu ma Thị Thúy cho rằng, Khoản 1 Điều 30 không có trường hợp xóa đăng ký tạm trú khi đã đăng ký tạm trú tại nơi khác. Như vậy dự thảo Luật cho phép công dân được cùng lúc đăng ký tại nhiều nơi. Tuy nhiên để đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về cư trú, đề nghị giữ nguyên nguyên tắc một người chỉ được đăng ký tạm trú tại 01 nơi. Do vậy đề nghị bổ sung thêm nội dung “xóa đăng ký tạm trú khi đã đăng ký tạm trú tại nơi khác” vào dự thảo Luật.

Về Điều 38. Điều khoản thi hành: Đại biểu lựa chọn phương án 1: có quy định chuyển tiếp, theo đó kể từ ngày luật có hiệu lực thi hành, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ xác nhận về cư trú theo quy định của luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022...

Đối với một số nội dung khác: Đại biểu đề nghị bổ sung quy định về thời gian đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng; có quy định, hướng dẫn cụ thể đối với nhân khẩu đăng ký thường trú trong các nhà ở tập thể; bổ sung thêm quy định khi đi khỏi địa phương phải khai báo. Thực tế đang có tình trạng một số trường hợp công dân có hộ khẩu tại địa phương nhưng không cư trú tại nơi đăng ký thường trú (đối với các trường hợp không thuộc diện phải khai báo tạm vắng); đại biểu cũng cho rằng, hiện Luật đang quy định trường g ,g đchính:ssự thống nhất, khó khăn cho việc áp dụng trong xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng. phạt cải tạo không giam gihợp đăng ký tạm trú đối với các trường hợp không thuộc diện phải khai báo tạm vắng khi đi làm thủ tục đăng ký tạm trú chỉ cần xuất trình giấy chứng minh nhân dân. Do vậy, đại biểu ma Thị Thúy đề nghị hướng dẫn, có quy định cụ thể đối với các trường hợp này để quản lý nhân khẩu.

Theo chương trình làm việc, chiều nay Quốc hội tiếp tục chương trình thảo luận Biên phòng Việt Nam./.

Theo Lý Thanh Loan
Tuyenquang.gov.vn

Lượt xem: 130

Tin mới nhất:

  • Hỗ trợ trực tuyến

  • Hỗ trợ kỹ thuật

  • Hotline

    Kinh doanh:0915212126
    Kỹ thuật      :0987320203
    Hỗ trợ PM  :0947149777

Chưa có video

Số lượt truy cập: 844286- Đang online : 6